Nền kinh tế in-app trước áp lực thay đổi

Thảo luận trong 'Thông tin công nghệ' bắt đầu bởi vtn1, 31 Tháng tám 2015.

  1. Offline

    vtn1

    • Windows 3.0

    Số bài viết:
    2.379
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    40
    (PCWorldVN) Phương thức giao dịch mua sắm trong ứng dụng và game về cơ bản có thể gây bất tiện, song vẫn là cần câu cơm chính của nền kinh tế ứng dụng di động tính đến thời điểm hiện tại.
    Công bằng mà nói, phương thức giao dịch di động này đã đạt ngưỡng và khó có thể phát triển hơn được nữa.
    Và theo một bài viết đăng gần đây trên tờ Wired, thì đâu đó đã xuất hiện những phương thức thay thế cho loại hình giao dịch bên trong game và ứng dụng (in-app purchase).
    Ai thường mua game trên di động hầu như đều gặp phải tình huống chơi hết một số màn nào đó, game thông báo bạn cần trả thêm tiền để mở khóa các màn tiếp theo. Cả ứng dụng cũng vậy.
    Và nếu quá “nghiện”, bạn đồng ý trả tiền để được “unlock” những màn tiếp theo, và trong đầu mình có ý nghĩ rằng chắc nhiều người khác cũng giống như mình, không sao cả.
    Thực hiện giao dịch ngay trong ứng dụng, mà chúng ta thường quen với từ in-app payment, có thể còn lâu mới hết. Nhưng đã có vài phương thức khác xuất hiện nhằm mục đích thay thế cách trả tiền này.
    Hồi tháng 2 vừa rồi, Apple đưa ra giải pháp “Pay Once and Play” trên App Store, gán trực tiếp cho những ứng dụng nào chỉ trả tiền “một lần cho mãi mãi”. Gần đây hơn, Amazon có đưa ra Underground, là một ứng dụng Android có chứa rất nhiều ứng dụng “xịn” trả tiền một lần.
    Thực tế, người dùng và cả những nhà phát triển ứng dụng càng ngày càng bực mình vì cách thu tiền theo mô hình in-app purchase (IAP) kiểu này. Chỉ có một nhóm nhỏ nhà làm ứng dụng thu lợi thực sự từ mô hình này. Vậy tại sao cả 2 bên đều cảm thấy bực bội thì giữ kiểu IAP này làm gì?
    Kiểu nâng cấp IAP có thể gây khó chịu, nhưng ở điểm này, cơ bản IAP là cái gốc của nền kinh tế app.
    Theo một nhà phân tích, IAP chiếm đến 95% tiền kiếm được của App Store. Đó là mảnh thị phần lớn trong một miếng bánh rất lớn. Công ty phân tích di động IHS cho biết chỉ trong một năm, IAP đạt đến 35 tỷ USD. Như đối với nhà làm game Candy Crush hay Clash of Clans chẳng hạn, IAP hoàn toàn có lợi cho họ. Ngay cả những tựa game di động ít tiếng tăm hơn, mô hình IAP lại thu được rất nhiều tiền chỉ trong một nhóm người nhỏ nhoi.
    Nhưng trong khi 95% tổng doanh thu của IAP là rất lớn, thì điều này cũng có nghĩa IAP ít còn đất để phát triển. Bởi vì mô hình IAP này đã gần đạt đến ngưỡng tối đa. Nói tóm lại, ngành công nghiệp game di động cần nghĩ ra một cái gì khác để làm mới hay thay thế mô hình này. Đó có thể là Amazon Underground.
    Cũng đáng để chúng ta nhìn kỹ hơn về Amazon Underground, vì đây là dịch vụ chưa nơi nào có. Cụ thể, Amazon sẽ trả tiền cho nhà phát triển ứng dụng, dựa theo số phút sử dụng, với mức trung bình 0,002 USD/phút. Người dùng sẽ chơi game hay dùng ứng dụng không giới hạn. Bạn có thể cài bao nhiêu ứng dụng tùy thích, bất kể ứng dụng đó giá cả như thế nào. Bởi vì theo Amazon, bạn có thể giữ người chơi ở với ứng dụng ấy bao lâu, thì đó mới chính là giá trị thực của ứng dụng.
    Đối với các nhà phát triển ứng dụng nhỏ chưa kiếm được nhiều tiền từ việc bán ứng dụng thì Amazon Underground thực sự hấp dẫn. Bạn không thể cạnh tranh được với ứng dụng miễn phí. Bạn cũng không cạnh tranh được với ứng dụng trả phí nổi bật khác. Nhưng đây là cách bạn kiếm được tiền dễ hơn.
    Amazon Underground cũng giống như App Store, chỉ hỗ trợ cho những thiết bị riêng họ, trong trường hợp của Amazon là máy tính bảng Kindle Fire mà thôi. Còn trên Android, Underground và App Store là hai cái chợ không liên quan gì.
    Cũng tùy loại ứng dụng mà IAP hay mô hình kiểu mới Underground này có thực sự hiệu quả về mặt doanh thu hay không. Ví dụ như với các ứng dụng liên quan đến giáo dục, mô hình “đóng lệ phí đăng ký” rất thành công, còn các ứng dụng về giải trí thì quảng cáo in-app lại rất thành công, trong đó có cả game. Dù gì đi nữa, có thể với mô hình Underground tiên phong và sẽ xuất hiện một số mô hình tương tự giữa các chợ ứng dụng và nhà phát triển, người dùng chúng ta sẽ là kẻ hưởng lợi nhiều nhất.
    [IMG]

    Nguồn: PC WORLD VN

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí